Thần tượng châu Á trở thành cánh cổng dẫn đến Metaverse

Các KOL và celeb dang dần nhận ra cách Web3 có thể trở thành động lực thúc đẩy sự hiện diện kỹ thuật số của họ, và mang họ đến gần hơn với người hâm mộ. Khả năng này tuy mới nhưng chứa đựng rất nhiều tiềm năng. Gần đây, nhóm nhạc nữ BLACKPINK vừa giành chiến thắng cho “Màn trình diễn Metaverse xuất sắc nhất” tại lễ trao giải MTV Music, sau buổi hòa nhạc “The Virtual” trên nền tảng PUBG Mobile. Trong khi đó, nhóm nhạc nam BTS cũng được đề cử ở cùng hạng mục với màn trình diễn trên nền tảng Minecraft.

Rất nhiều thương hiệu lớn đang đầu tư mạnh vào tương lai ảo; nhiều trong số đó đang dịch chuyển sang các chiến dịch tiếp thị như sưu tầm kỹ thuật số, trải nghiệm đa chiều cũng như phát triển cộng đồng trực tuyến bằng cách mời người hâm mộ cùng tham gia.

Theo báo cáo của iResearch Consulting Group vào năm 2020, giá trị thị trường liên quan đến nền kinh tế người hâm mộ ở Trung Quốc được ước tính là hơn 619,2 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến ​​sẽ vượt qua 861,7 tỷ USD vào năm 2023. Trong khi đó, ngành công nghiệp K-pop của Hàn Quốc đã chứng kiến ​​người hâm mộ chi tiêu nhiều hơn cho các buổi hòa nhạc, hàng hóa và các sản phẩm liên quan đến các thần tượng âm nhạc của họ.

Concert BTS “Butter” & “Permission to Dance” trên Minecraft

Khi Web3 xuất hiện, mặc dù vẫn còn ở giai đoạn sơ khai nhưng không gian kỹ thuật số mới này vẫn cố thể hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế thần tượng ở Trung Quốc. Việc chuyển đổi sang thế giới ảo khiến lượng khán giả Gen Z tăng, hoạt động trong không gian trực tuyến của họ cũng tăng và giá trị thị trường trực tuyến của đại lục cũng tăng theo cùng quỹ đạo đi lên đầy hứa hẹn đó. Trên khắp châu Á, Web3 cũng mở ra một thế giới đầy triển vọng, tạo nên nền tảng tập trung các khả năng cho những thần tượng này, bao gồm trở thành đại sứ thương hiệu trong thế giới ảo, tham gia các buổi hòa nhạc quy mô toàn cầu, hay mở rộng mạng lưới,… Cyrus Lu, đồng sáng lập thương hiệu xa xỉ NFT – Luxeto, tin rằng metaverse là một cách để những ngôi sao cá tính trở nên nổi trội trong ngành công nghiệp giải trí vốn đã bão hòa như hiện nay.

Châu Kiệt Luân là một trong những người đầu tiên tham gia vào ngành công nghiệp thần tượng từ đời đầu. Nhưng cho đến hiện tại, anh vẫn giữ được sức hút sau khi thu hút sự ý nhờ phát hành các phiên bản NFT của tác phẩm “Phanta Bears”. Việc ra mắt đã thiết lập một tiền lệ mới cho thị trường nghệ thuật điện tử toàn cầu, sau khi tích lũy được hơn 10 triệu đô la và phá kỷ lục về NFT bán nhanh nhất trên thế giới về số lượng và giá cả.

Sau thành công này, Châu Kiệt Luân mong muốn mở rộng hiện diện trên các sàn giao dịch bằng cách biến tấu và tạo ra 5 bản demo của các bài hát thành các bộ sưu tập kỹ thuật số trên Bohe. Các bộ sưu tập có thể được dùng làm chìa khóa để mở quyền truy cập vào không gian ảo độc quyền, nơi người hâm mộ sẽ cùng tham gia điều hướng ảnh đại diện và nghe các bản trình diễn. Tuy nhiên, hiện tại, người hâm mộ xứ Trung dường như vẫn do dự trong quyết định đầu tư mặc dù họ thể hiện sự quan tâm rất lớn trên các phương tiện truyền thông xã hội ở Trung Quốc.

Tác phẩm “Phanta Bears” của Châu Kiệt Luân từng lập kỷ lục NFT với giá 10 triệu đô la khi đem bán

Trong khi đó, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Lightsum cũng đã khai thác không gian sau Web3 nhờ sự hợp tác với nhà thiết kế người Pháp Victor Weinsanto và công ty quản lý đầu tiên của Web3 là Brand New Vision. Họ cho ra mắt bộ sưu tập quần áo NFT – M3TALOVE, bao gồm tám thiết kế độc quyền, mỗi thiết kế đại diện cho một cho cá tính của các thành viên trong nhóm. Việc các bộ sưu tập có thành công hay không vẫn còn chưa chắc chắn, nhưng dự án chứng minh cách các thần tượng châu Á đang nỗ lực để tương tác nhiều hơn bằng những nỗ lực sáng tạo như thế này.

Richard Hobbs, Giám đốc điều hành của Brand New Vision, tin rằng văn hóa K-pop bắt đầu lan tỏa trong thế giới metaverse và đây sẽ là một xu hướng lâu dài.

“Luôn luôn có những xu hướng do giới trẻ tạo ra ở giao điểm thời trang, âm nhạc và thể thao. Trong 10 năm qua, những xu hướng bao gồm mạng xã hội, các trải nghiệm kỹ thuật số Web2. Giờ đây, chúng tôi đã sẵn sàng cho Web3, các sự kiện ảo trong thời gian thực và các cách ăn mặc thể hiện một danh tính hoàn toàn mới”.

Trong năm qua, ngày càng có nhiều nghệ sĩ K-pop sử dụng metaverse để tạo ra những buổi gặp mặt fan ảo, nơi họ có thể xây dựng kết nối mạnh mẽ hơn với người hâm mộ. Nhóm nhạc nữ Billlie đã chuyển sang Web3 của SK Telecom Ifland để tổ chức sự kiện gặp gỡ người hâm mộ trong dự án “K-Pop Guest House Land”, sau khi ban nhạc thông báo sẽ mở rộng sự hiện diện ảo.

Ông Hobbs chia sẻ: “Châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, là khu vực rất ủng hộ metaverse. Chúng tôi nhận thấy có rất nhiều người quan tâm về cách làm thế nào để khuếch đại điều đó và tạo ra những tương tác rộng rãi hơn, cả về số lượng người hâm mộ lẫn khả năng đưa văn hóa Hàn Quốc đến với toàn cầu. Tương tự, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc NMIXX cũng đã tạo buổi gặp mặt fandom trên Zepeto, nơi mọi người có thể thực hành nhảy theo và chụp ảnh selfie với các thành viên bằng hình đại diện của chính họ. Trong 6 ngày đầu tiên, khoảng 1 triệu người đã truy cập không gian ảo này, tạo ra hơn 600.000 nội dung trên nền tảng.

Để chào mừng sự ra mắt của bom tấn “Warriors of Future”, ngôi sao điện ảnh Louis Koo đã phát hành một loạt NFT với sự hợp tác cùng Gusto Collective và One Cool Group. Ảnh: Gusto Collective

Vào đầu năm nay, Gusto Collective và One Cool Group đã ra mắt tác phẩm nghệ thuật NFT “bom tấn” đầu tiên của châu Á, như một phần mở rộng của bản phát hành “Warriors of Future” của ngôi sao điện ảnh Louis Koo. 10.000 NFT avatar độc đáo đã được OneCoolGroup và hiện đã hết sạch.

“Khi sở hữu NFT từ dự án phim, người hâm mộ đang trực tiếp hỗ trợ các nghệ sĩ họ tin tưởng, đồng thời có thể tương tác trực tiếp với diễn viên Louis Koo, nhóm sản xuất, và tất nhiên, các thành viên trong cùng cộng đồng (mà họ quan tâm)”, Aaron Lau, Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Gusto Collective giải thích. “Thông qua công nghệ sổ cái blockchain NFT, người sáng tạo sẽ liên tục nhận được phí bản quyền từ các giao dịch. Web3 là công cụ thay đổi cuộc chơi trong việc tạo ra giá trị lớn hơn cho nội dung và trải nghiệm số, cho tất cả các bên liên quan”.

KLKTN là một nền tảng NFT nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm của người hâm mộ thông qua Web3. KLKTN đang chứng kiến ​​sự định hình lại văn hóa người hâm mộ trong thời gian thực. Mức độ phổ biến của nền tảng này phụ thuộc vào mức giá trị gia tăng mà nó mang lại cho người hâm mộ trên nền tảng online, điều không thể thay thế ngoài không gian thực. Bên cạnh việc các nhạc sĩ và nghệ sĩ có thể chia sẻ nội dung hậu trường và quy trình sáng tạo như trước đây, bây giờ, họ cũng đã có khả tăng cường tương tác với người hâm mộ bằng cách cho phép người hâm mộ chọn mua và sở hữu các bộ sưu tập “Phiên bản đặc biệt” ảo, mã hóa những “Khoảnh khắc” độc nhất.

Theo https://www.lofficielvietnam.com/business/than-tuong-chau-a-tro-thanh-canh-cong-dan-den-metaverse

Mới nhất

Bài viết liên quan

Liên hệ với chúng tôi

X
Để gửi tin nhắn cho chúng tôi, trước tiên hãy để lại thông tin liên hệ của bạn để chúng tôi có thể liên hệ lại với bạn.