[WORLDKINGS] Hành trình tìm kiếm những kỷ lục bất biến của Thế giới (P.87) Oklo reactor: Vùng đầu tiên và duy nhất trên thế giới có lò phản ứng phân hạch hạt nhân tự nhiên(Châu Phi)

Căn cứ vào đề cử kỷ lục thế giới từ Viện Kỷ lục châu Phi (Africa Records Institute – AFRI) và quyết định số WK/USA.INDIA/641/2021/No.97 ngày 12 tháng 01 năm 2021, Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) chính thức công bố Oklo reactor là vùng đầu tiên và duy nhất trên thế giới có lò phản ứng phân hạch hạt nhân tự nhiên.

Lò phản ứng phân hạch hạt nhân là một tổ hợp chất lắng cặn uranium nơi xảy ra các chuỗi phản ứng hạt nhân tự duy trì và vận hành từ nhiều năm nay. Khám phá này được kiểm chứng thông qua phân tích các tỷ lệ đồng vị thay đổi trong hóa học của chất uranium.

Các tiên đoán về việc tồn tại các điều kiện sản sinh ra lò phản ứng phân hạch tự nhiên đã được Paul Kazuo Kuroda thực hiện vào năm 1956. Sau đó, hiện tượng kỳ lạ này được phát hiện tại vùng Oklo của quốc gia Gabon bởi một nhà vật lý học người Pháp Francis Perrin, với các điều kiện môi trường xảy ra y như mô tả trước đó.

 

Vùng mỏ Oklo được biết đến vùng mỏ có lò phản ứng phân hạch hạt nhân tự nhiên đầu tiên và duy nhất trên thế giới, với hơn 16 khu vực trong vùng được cho là xảy ra phản ứng trên trong suốt thời gian gần 1,7 tỷ năm về trước, và ước tính cứ hoạt động thêm một vài trăm ngàn năm thì lò có công suất trung bình ít hơn 100kW địa nhiệt trong suốt khoảng thời gian đó.

 

Vào tháng 5 năm 1972, tại cơ sở thị trấn có hàm lượng uranium dồi dào nhất ở Pháp, đã liên tục tiến hành các cuộc thử nghiệm quang phổ quy mô lớn nhằm đem các mẫu UF6 từ mỏ Oklo ở Gabon về so sánh, kết quả cho thấy sự đối nghịch về hàm lượng đồng vị của 235U. Về cơ bản, hàm lượng uranium tập trung là vào khoảng 0,72% trong khi các mẫu vật mang về lại chỉ có 0,60%.

 

Việc nghiên cứu tìm ra sự khác biệt là thực sự cần thiết, khi các cơ sở phụ trách kiểm nghiệm uranium phải có trách nhiệm đo đạc tỉ mĩ các hàm lượng đồng vị của uranium để cấm các hành vi dùng trong mục đích sản xuất vũ khí. Hàng loạt các công tác thu thập số lượng lớn hàm lượng đồng vị uranium lấy từ mỏ Oklo để so sánh với các hàm lượng uranium từ các mỏ khác. Nhiều cuộc nghiên cứu chuyên sâu về tổ hợp chất lắng cặn uranium cho thấy quặng sắt uranium có số lượng tập trung 235U thấp hơn 0.44 % so với bình thường.

 

 

 

Việc thiếu hụt trong hàm lượng 235U được cho là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng lò hạt nhân tự nhiên, đóng vai trò là một chất trung gian.. Vào ngày 25 tháng 9 năm 1972, tổ chức CEA đã tuyên bố công trình nghiên cứu về các chuỗi phản ứng hạt nhân tự vận hành, chỉ ra rằng hiện tượng này đã xảy ra trên trái đất từ 2 tỷ năm trước. Sau này, nhiều cuộc dò sát tại khu vực cũng cho ra kết quả tương tự. 

 

Theo Liên minh Kỷ lục Thế Giới (Worldkings.org)

Mới nhất

Bài viết liên quan

Liên hệ với chúng tôi

X
Để gửi tin nhắn cho chúng tôi, trước tiên hãy để lại thông tin liên hệ của bạn để chúng tôi có thể liên hệ lại với bạn.