[WOWTIMES: Niên lịch & Thành tựu Việt Nam 2022] Masan Group – hành trình 26 năm vươn thành ‘ông lớn’ bán lẻ của thị trường Việt

Khởi sự từ ý tưởng kinh doanh tại thị trường Đông Âu, Masan đã có nhiều bước tiến vững chắc trong suốt 26 năm qua để thực hiện khát vọng giúp người dùng Việt chi trả ít hơn cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày.

Quá trình phát triển

Masan khởi đầu lĩnh vực thực phẩm vào năm 1996 khi thành lập CTCP Công nghệ – Kỹ nghệ – Thương mại Việt Tiến, chuyên về gia vị.

Năm 2000, thành lập công ty CTCP Công nghiệp và XNK Minh Việt, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu.

Năm 2002, sản phẩm đầu tiên của Masan được tung ra thị trường: Nước tương Chin-su.

Năm 2003, sáp nhập công ty Việt Tiến và công ty Minh Việt, đổi tên thành CTCP Công nghiệp – Thương mại Ma San. Trong năm này tung ra thị trường sản phẩm nước mắm cao cấp Chin-su.

Trong năm 2007, công ty giới thiệu một loạt sản phẩm như nước tương Tam Thái Tử, nước mắm Nam Ngư và mì ăn liền Omachi.

Năm 2008, CTCP Công nghiệp – Thương mại Masan đổi tên CTCP Thực phẩm Masan (Masan Food).

Năm 2011, CTCP Thực phẩm Masan đổi tên thành CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer). Trong năm này, Masan Consumer đã thực hiện phát hành riêng lẻ 10% cổ phần với giá 159 triệu USD cho quỹ đầu tư Kohlberg Kravis Roberts & Co. của Mỹ, qua đó định giá công ty ở mức 1,6 tỷ USD.

Cuối năm 2011, Masan Consumer đã bỏ ra hơn 50 triệu USD để mua lại cổ phần chi phối của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa. Đây là bước đi đánh dấu sự mở rộng của công ty ra ngoài lĩnh vực thực phẩm.

Cuối năm 2015, Masan ký kết đối tác chiến lược với Singha Asia Holdings Pte.,Ltd (Thái Lan), tuyên bố sẽ mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống ra các nước ASEAN. Theo giao dịch giữa 2 bên, Masan sẽ nhận 1,1 tỷ USD, còn Singha được sở hữu 25% cổ phần Masan Consumer Holdings và 33,3% cổ phần Masan Brewery. Cuối tháng 9/2016, chỉ trong vòng 9 tháng kể từ ngày hợp đồng với Singha được ký, Masan tung sản phẩm nước mắm với tên gọi “Chin-Su Yod Thong” cho thị trường Thái Lan.

Sự kiện tương ớt Chin-Su chính thức có mặt và nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản nằm trong khuôn khổ Ngày Hội ẩm thực Việt Nam “Vietnam Food Day” tại thành phố Osaka do Tổng lãnh sự Việt Nam tổ chức sáng ngày 3 tháng 8 năm 2019. Qua quá trình kiểm tra, công ty đánh giá tương ớt Chin-Su khá đậm đà. Việc nhập khẩu nhằm cung ứng cho cộng đồng người Việt tại Nhật cũng như để cung cấp một loại gia vị mới cho người Nhật trong các bữa ăn và chế biến thực phẩm.

Tại Lễ kỉ niễm 25 năm thành lập Tập đoàn Masan, bà Nguyễn Hoàng Yến -Thành viên HĐQT Tập đoàn Masan và ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch Ngân hàng TMCP Techcombank chia sẻ kỉ niệm về những ngày đầu mở lối kinh doanh tại thị trường Đông Âu

Ngoài tương ớt Chin-Su, công ty còn nhập thêm nước mắm Nam Ngư, cà phê hòa tan Vincafe Biên Hòa. Phó tổng giám đốc Masan Consumer – ông Phạm Hồng Sơn nhìn nhận, Nhật Bản là thị trường tiềm năng. “Công ty đã mất một thời gian dài để tìm hiểu và nghiên cứu sâu về ẩm thực cũng như đặc tính các món ăn, cách ăn và khẩu vị của người Nhật. Sản phẩm lần này dành riêng cho thị trường Nhật, phù hợp với khẩu vị và các tiêu chuẩn của Nhật Bản”, ông Sơn nói. Theo mục tiêu của Masan Consumer, đến năm 2010, tương ớt Chin-Su sẽ trở thành một trong 10 thương hiệu tương ớt mạnh nhất thế giới, góp phần đưa nông sản chế biến kỹ thuật cao của Việt Nam ra quốc tế.

Hoàn thiện những mảnh ghép hàng tiêu dùng

Kiên định mục tiêu cốt lõi, Tập đoàn Masan cất cánh, không ngừng mở rộng danh mục sản phẩm hàng tiêu dùng (đồ uống, chuỗi giá trị thịt, sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình) và lấn sân sang lĩnh vực khai thác khoáng sản bằng việc khánh thành nhà máy chế biến khoảng sản Núi Pháo vào năm 2014. Đó cũng là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam mà Tập đoàn Masan là người khai phá.

Hiện nay, với cấu trúc tập đoàn, mỗi công ty thành viên của Masan là một mảnh ghép quan trọng tạo nên hệ sinh thái tiêu dùng để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu lớn và không ngừng thay đổi của người tiêu dùng Việt Nam.

Trong đó, The CrownX được thành lập vào tháng 6/2020, sở hữu 2 nền tảng kinh doanh trọng yếu là hàng tiêu dùng có thương hiệu tại MasanConsumerHoldings và bán lẻ tại VinCommerce.


Công ty Masan MEATLife ra đời năm 2015, tích hợp hoàn chỉnh chuỗi giá trị thịt với mục tiêu gia tăng năng suất ngành đạm động vật và mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm thịt an toàn, có thương hiệu.

Ngoài ra, Tập đoàn Masan còn có công ty liên kết là Ngân hàng Techcombank với chiến lược tập trung vào thị trường bán lẻ thông qua việc áp dụng công nghệ cao để nắm bắt các cơ hội tăng trưởng trong ngành dịch vụ tài chính.

Và cuối cùng là công ty thành viên Masan High-Tech Materials, một trong những nhà chế biến sản phẩm vonfram cận sâu (midstream) và nguyên liệu chiến lược phục vụ sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới.

 Hành trình 2020-2030 của Masan đã bắt đầu với việc sáp nhập VinCommerce để thành lập The CrownX – Tập đoàn Tiêu dùng – Bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

 

26 năm đặt khách hàng làm trọng tâm

Dù kinh doanh ở lĩnh vực nào thì chiến lược của Tập đoàn cũng không thay đổi trong suốt 26 năm. Đó là đặt người tiêu dùng làm trọng tâm và không ngừng nỗ lực xây dựng các thương hiệu vững mạnh, giành được sự tin yêu của người tiêu dùng Việt Nam. Các hoạt động nghiên cứu đổi mới sáng tạo có tính đột phá được thúc đẩy nhằm nâng cao năng suất và đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm nổi trội, có tác động đến cuộc sống một cách sâu rộng nhất.

Bên cạnh đó, tham gia vào hoạt động bán lẻ, Tập đoàn Masan đặt cam kết song hành cùng người tiêu dùng và mang đến các trải nghiệm mua sắm toàn diện, đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Với chiến lược và lộ trình phát triển đầy tiềm năng, ngày 6/4/2021, VinCommerce đã thu hút được 410 triệu USD (tương đương 16,26% cổ phần) của Quỹ đầu tư lớn nhất tại Hàn Quốc -SK Group.

Không chỉ nỗ lực đem lại lợi ích cho đối tác, nhà cung cấp, người tiêu dùng, Tập đoàn Masan còn là ngôi nhà lớn của hơn 40.000 người lao động. Nơi được xếp hạng đứng thứ 17 trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam (năm 2020).

Masan khẳng định nỗ lực tạo điều kiện tốt nhất để quy tụ, đào tạo, nuôi dưỡng khát vọng, tài năng và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.

Gặt hái được nhiều thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, liên tục nhiều năm liền đứng trong Top 10 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Tập đoàn Masan cũng luôn ý thức trách nhiệm xã hội của mình.

Năm 2020, Masan đã đóng góp gần 5.000 tỷ đồng thuế vào ngân sách nhà nước. Masan cũng tin vào việc cải thiện đời sống cộng đồng tại những nơi đặt nhà máy và hợp tác, tạo ra công ăn việc làm và giúp cải thiện đời sống của với người dân địa phương. Đồng thời, hàng năm, Masan đều dành một phần lợi nhuận để phát triển cộng đồng thông qua các hoạt động giúp đỡ và tạo điều kiện cho các hoàn cảnh khó khăn và vươn lên trong cuộc sống.

Các thành tựu đã đạt được

+Dẫn đầu Top 10 Thương vụ M&A tiêu biểu 2019-2020

+Doanh nghiệp Xuất sắc & Bền vững Châu Á 2021

+Top Công Ty Niêm yết Tốt nhất Việt Nam Năm 2021 – Forbes

+Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam

+Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2021 – Vietnam Report

+Top 10 Sản phẩm – Dịch vụ được tin dùng

Nguồn: 

https://sidoni.net/qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-masan-group-de-che-hang-tieu-dung-ty-do-chiem-linh-95-can-bep-viet-s12042.html#!

https://vi.wikipedia.org/wiki/Masan_Consumer

Mới nhất

Bài viết liên quan

Liên hệ với chúng tôi

X
Để gửi tin nhắn cho chúng tôi, trước tiên hãy để lại thông tin liên hệ của bạn để chúng tôi có thể liên hệ lại với bạn.